Tư vấn tuyển sinh & du học Nhật Bản, Trung Quốc | Học tiếng Nhật, Trung trực tuyến

TRỌN BỘ CẨM NANG ÔN THI HSK4

Sau khi học xong một ngôn ngữ, chúng ta thường mong muốn có bằng cấp hoặc chứng chỉ để chứng minh bản thân đã học ngôn ngữ đó ở trình độ nhất định. Hơn nữa, tấm bằng hoặc chứng chỉ đó có thể giúp mở rộng cơ hội xin việc hơn. Hoặc đối với các bạn đang muốn đi du học Trung Quốc hệ đại học hoặc thạc sỹ, tiến sỹ, nhưng chưa biết các trường bên đó yêu cầu thế nào? HSK cấp độ 4 (hay gọi tắt là HSK 4) là trình độ Trung cấp trong kỳ kiểm tra trình độ tiếng Hán 6 cấp mới. HSK 4 được các trường đại học tại Trung Quốc coi là yêu cầu cơ bản để xét tuyển sinh viên quốc tế theo học các trường đại học tại Trung Quốc (một số trường tốp trên có thể yêu cầu cao hơn như HSK 5 khuyến khích HSK 6).

Chứng chỉ HSK cũng giống như đa số các chứng chỉ ngoại ngữ khác thường sẽ có hiệu lực trong 02 năm.

Hôm nay, Du học Sakura sẽ chia sẻ với các bạn cẩm nang ôn thi HSK4 cực hay, chất lượng và hoàn toàn miễn phí. Các bạn chỉ cần bám sát theo chương trình này và không cần đến bất kỳ trung tâm luyện thi HSK nào.

Tự luyện thi HSK tại nhà là cách tốt nhất để chúng ta có thể thi được chứng chỉ tiếng Trung HSK điểm cao mà không cần phải tốn tiền bạc và lãng phí thời gian tại các trung tâm luyện thi HSK.

 

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ cấu trúc đề thi HSK4 để có thể tập trung ôn tập được kỹ từng phần.

HSK cấp 4 là Tiêu chuẩn năng lực Hán ngữ quốc tế cấp 4, cần phải nắm vững 1200 từ vựng và cấu trúc ngữ pháp liên quan.

Yêu cầu điểm: 180/300 trở lên

Cấu trúc đề thi HSK4 Số câu Nội dung Thời gian
Nghe hiểu Phần 1 10 câu Phán đoán đúng sai 30 phút
Phần 2 15 câu Nghe hội thoại và chọn đáp án đúng
Phần 3 20 câu Nghe hội thoại và chọn đáp án đúng
Đọc Phần 1 10 câu Cho 5 từ, điền 5 từ vào chỗ trống cho phù hợp 40 phút
Phần 2 10  câu Cho 5 câu, điền 5 câu vào đoạn văn cho phù hợp
Phần 3 20 câu Cho 1 đoạn văn, sau đó chọn đáp án đúng mà câu hỏi đặt ra
Viết Phần 1 10 câu Sắp xếp từ thành những câu hoàn chỉnh 25 phút
Phần 2 5 câu Nhìn hình rồi đặt câu theo hình

Phương pháp ôn thi theo từng phần:

a. Kỹ năng nghe hiểu

Nghe hiểu là kỹ năng tương đối khó, bởi vì các thí sinh chỉ được nghe một, hai lần và chọn đáp án. Tùy vào từng cấp độ mà sẽ được nghe số lần và tốc độ nói khác nhau (từ HSK 4 trở lên chỉ được nghe một lần). Hơn nữa trong tiếng trung có rất nhiều từ có cách đọc gần giống nhau, rất dễ gây nhầm lẫn nên cần phải chú trọng ôn luyện kỹ năng này.

Bí quyết:

–         Nên tranh thủ xem trước các đáp án cho sẵn trong đề một lượt trước Khi giám khảo chuẩn bị bật đĩa nghe.
–        Khi nghe tuyệt đối không được phân tâm. Chỉ cần 1s không nghe sẽ có thể khiến bản thân vụt mất từ khóa quan trọng để chọn đáp án nên tuyệt đối phải chuyên tâm nghe
–        Phải vận động khả năng phán đoán: Trong lúc nghe nên nắm bắt những thông tin chính của đoạn hội thoại, không cần thiết nghe quá chi tiết từng câu từng chữ. Bởi vì lên cấp độ cao, nội dung đoạn nghe và câu hỏi có thể không quá giống nhau để đánh lừa thí sinh.
–        Nắm bắt thời gian chuẩn xác: Mỗi câu sau khi nghe xong, thường có khoảng 10 giây để cho thí sinh chọn đáp án, vì vậy các thí sinh cần suy nghĩ nhanh và chọn đáp án.
–        Check đáp án sau khi làm xong: Sau khi làm xong phần thi này sẽ có 3-5 phút để kiểm tra lại đáp án. Không nên bỏ qua phần này vì lúc thi rất có thể chúng ta sẽ khoanh nhầm đáp án. Hoặc trong lúc phân vân lựa chọn đáp án có thể dành thời gian này để quyết chứ không nên phân vân trong lúc đang nghe.

b. Kỹ năng đọc hiểu

Đọc hiểu là phần có nội dung khá dài, nhưng nó lại giúp gỡ điểm cao nhất trong 3 phần thi HSK. Tuy nhiên để có thể đạt được điểm cao phần này, ta phải có kỹ năng tổng hợp tốt. Hãy chọn phần nào dễ nhất làm trước, phần khó để sau thì mới có đủ thời gian kiểm tra lại đáp án đã chọn.

Bí quyết

–        Vốn từ vựng cần thiết: Mỗi cấp độ đều có một khối lượng từ vựng nhất định. Vì thế, cần nhớ và sử dụng tốt vốn từ đó mới có thể đọc nhanh nhất có thể.
–        Nắm vững ngữ pháp:bạn cần nắm vững các điểm ngữ pháp liên quan đến phần từ vựng, và nắm vững một số điểm ngữ pháp đặc biệt.
–        Hiểu được các dạng bài tập đọc hiểu: Các dạng thường ra trong phần đọc hiểu như, tìm ra lỗi sai, sửa câu sai, nối các câu thành đoạn, chọn từ điền vào chỗ trống,…. Thí sinh cần phải nắm vững và thường xuyên rèn luyện làm các dạng này.
–        Rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin: Xử lý các thông tin trong bài đọc hiểu một cách nhanh chóng góp phần giảm thiểu thời gian khi đọc hiểu và chọn đáp án, từ đó có thời gian nhiều hơn để làm phần khác.

c. Kỹ năng viết

Kỹ năng viết là kỹ năng tổng hợp đòi hỏi thí sinh phải có khả năng viết văn, trình bày và diễn đạt bài văn một cách rõ ràng, biểu đạt chính xác ý của mình đến người đọc.

Bí quyết:

–        Nên viết những câu ngắn gọn, dễ hiểu: câu dài, phức tạp đôi khi lại rất dễ sai cấu trúc, để lấy được điểm cao cần bỏ qua những rủi ro này.
–        Hiểu được các dạng bài tập viết: viết lại câu, viết đoạn văn miêu tả bức tranh, đọc đoạn văn và tóm tắt lại.
–        Rèn luyện kỹ năng viết văn: Một bài văn để đạt được điểm cao cần viết thành một bài văn hoàn chỉnh nghĩa là có kết cấu rõ ràng. Không nên viết không có trật tự và khó hiểu. Việc này đòi hỏi sự rèn luyện nhiều.

Để lại tin nhắn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.